Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 27 / 10 / 2018 -
Quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có những nội dung mới nổi bật đáng chú ý như sau:
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam sẽ là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, người lao động nước là công dân nước ngoài sẽ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Trong trường hợp người lao động là công dân nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép, người lao động có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Có thể thấy, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết về Bảo hiểm xã hội cho đối tượng đặc thù là người ngoài, qua đó tạo điều kiện thuận cho quá trình làm việc cũng như sinh sống của họ tại Việt Nam, cũng như tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các đối tượng này.