Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin

Ngày 23/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật tiếp cận thông tin. Nghị định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP nêu rõ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin; đồng thời Nghị định cũng quy định về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin. Cụ thể như sau:

  1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ tài liệu; Bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan; Bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp cung cấp thông tin vào tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và cung cấp thông tin nghe, nhìn khác.
  2. Tăng thời lượng truyền, phát bản tin đối với loại thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách của người dân sinh sống tại khu vực biện giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
  3. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử.
  4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng hệ thống thông tin công cộng; nâng cấp; đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của Nhà nước ở khu vực biên giới, hải đảo.

Bằng việc ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý cụ thể để hỗ trợ cho mọi công dân, đặc biệt là các đối tượng ở vùng sâu vùng xa, các đối tượng bị khuyết tật được tiếp cận với thông tin dễ dàng và thuận tiện hơn. Qua đó, góp phần đảm bảo tốt hơn cho quyền công dân và quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.