Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 04 / 07 / 2024 -
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO THUỘC NHÓM NGƯỜI TIÊU DÙNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG?

Đối với 7 đối tượng thuộc nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã có quy định về trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mối quan hệ với nhóm người tiêu dùng này.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 nói riêng và quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương xây dựng trên nguyên tắc kế thừa, phát huy và hoàn thiện những quy định còn phù hợp với thực tiễn tại Luật năm 2010. Trong đó, những quy định về nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương cũng như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với nhóm đối tượng này nói riêng và với người tiêu dùng nói chung là những quy định được chú trọng trong Luật này.

Những nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Theo đó, 7 nhóm người tiêu dùng thuộc nhóm dễ bị tổn thương bao gồm: Người cao tuổi; Người khuyết tật; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số; Người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Người bị bệnh hiểm nghèo và Thành viên hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

Để bảo vệ quyền lợi nhóm người tiêu dùng trên, Luật này đã quy định một số trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó đáng chú ý là trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định phù hợp với từng đối tượng dễ bị tổn thương, đơn cử như phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng; không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương hay không được kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Những hành vi bị nghiêm cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh

Khoản 1, Điều 10 Luật này cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:

Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; về hình ảnh, giấy tờ, tài liệu chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh;

Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trái với ý muốn của người tiêu dùng để giới thiệu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đề nghị giao kết hợp đồng hoặc có hành vi khác gây cản trở công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng;

Ép buộc người tiêu dùng mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn thông qua hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác có tính chất tương tự;

Ép buộc người tiêu dùng thanh toán cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;

Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh;

Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng;

Không thông báo trước, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng;

Quy định điều khoản không được phép tại Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!