Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 04 / 07 / 2024 -
LOẠI BỎ ĐIỆN BÁN LẺ KHỎI DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÌNH ỔN GIÁ

Theo Luật Giá 2023, Điện bán lẻ không còn nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nhưng được đưa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Luật Giá năm 2023 được ban hành với nhiều thay đổi căn bản, kỳ vọng sẽ khuyến khích cạnh tranh về giá; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý giá theo nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, trong đó bao gồm việc ban hành 02 danh mục hàng hóa, dịch vụ đó là Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá

Sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo Luật Giá 2023, so với Luật Giá 2012, đã bổ sung thêm 2 mặt hàng là Phân DAP và Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản. Ở chiều ngược lại, Muối ăn và Điện bán lẻ không còn nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Như vậy, danh mục này theo Luật Giá 2023 sẽ bao gồm 9 hàng hóa, dịch vụ sau: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; Vắc – xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phân cấp định giá đối với danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

So với Luật Giá 2012, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023 đã phân tách cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp trung ương và địa phương trong định giá hàng hóa. Theo đó, đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng nguồn vốn trung ương hoặc do trung ương quản lý, cơ quan chuyên môn cấp Bộ là đơn vị định giá còn đối với các hàng hóa, dịch vụ sử dụng nguồn vốn địa phương hoặc do địa phương quản lý, trách nhiệm định giá thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài ra, đối với một số dịch vụ cá biệt như dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập; nước sạch hay sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, việc định giá cần có sự kết hợp của cơ quan chuyên môn cấp Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ như Vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện, Kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động… Đồng thời, Luật này cũng loại bỏ Thuốc lá điếu sản xuất trong nước, Dịch vụ quy hoạch ra khỏi danh mục do Nhà nước định giá.

Điều chỉnh các biện pháp bình ổn giá

Theo Luật Giá 2023, các biện pháp bình ổn giá bao gồm: Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông; Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật và Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ.

Đối với Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá 2023 đã quy định cụ thể các hàng hóa, dịch vụ, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ như dịch vụ vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện, dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…, đồng thời đưa ra khỏi danh mục sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước, dịch vụ quy hoạch.

Để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, Luật Giá 2023 cũng đã quy định trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Quy định này đã thực sự nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Luật Giá năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!