Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 22 / 07 / 2018 -
Hướng dẫn xử lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam

Ngày 17/07/2018, Tổng Cục Hải quan ban hành Công văn số 4202/TCHQ-PC hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 4202/TCHQ-PC hướng dẫn quy trình xử lý hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng như sau:
1. Cục Hải quan rà soát, thông báo cho doanh nghiệp/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ;
2. Thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan đối với lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động nhập khẩu phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
3. Trên cơ sở kết quả của các hoạt động nêu trên, hàng hóa tồn đọng được xử lý như sau:
a) Hàng hóa là chất thải, chất thải nguy hại:
– Trường hợp được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
– Trường hợp được xác định không phải là tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
b) Hàng hóa là phế liệu:
– Người nhận hàng là doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;
– Người nhận hàng là doanh nghiệp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng như sau:
– Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý thì quy trình thực hiện theo các Bước 1, 2, 3 như trên.
– Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý thì báo cáo Tổng Cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.
Những hướng dẫn trong Công văn số 4202/TCHQ-PC được đánh giá là những chỉ đạo hiệu quả, kịp thời của Tổng Cục Hải quan trong bối cảnh hiện nay, khi các hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp với nhiều trường hợp buôn lậu phế liệu, ẩn chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống và gây ra bức xúc trong dư luận.