Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 22 / 07 / 2018 -
Bổ sung một số ngành mới trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2018.
Theo đó, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã bổ sung nhiều ngành nghề mới trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể nêu tại Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 05 cấp như sau:
1. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
2. Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
3. Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
4. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành (tăng 49 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
5. Ngành cấp 5 gồm 734 ngành (tăng 92 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực sẽ thay thế Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg. Việc tăng thêm số lượng ngành nghề và chi tiết các ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhằm đáp ứng xu thế đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh trên thực tế, góp phần giải quyết tình trạng không có ngành nghề phù hợp trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam khi đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.