Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Hoạt động ngoại hối của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải được thực hiện qua các các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả

Ngày 19/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2017/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2017 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với hoạt động ngoại hối.

Nghị định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương (sau đây viết tắt là các bộ, cơ quan trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là các địa phương) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách trong hoạt động đối ngoại.

Nghị định đã xác định rõ các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong hoạt động đối ngoại, bao gồm:

– Thu trong hoạt động đối ngoại gồm: Phí, lệ phí trong hoạt động ngoại giao; phí, lệ phí liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân có yếu tố nước ngoài và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

– Chi hoạt động đối ngoại gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi hoạt động đối ngoại được thực hiện theo quy định hiện hành và phù hợp với tính chất, nội dung, đặc thù nhiệm vụ đối ngoại.

Ngoài ra, điểm nội bật trong Nghị định 117/2017/NĐ – CP chính là quy định vấn đề quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể như sau:

“1. Thủ trưởng Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế ðộ, tiêu chuẩn và ðịnh mức chi ngân sách.

2. Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài khi trả tiền cho bên thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả trừ các trường hợp sau:

a) Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài tại nước có hệ thống tài khoản thanh toán chưa phát triển, đơn vị cung cấp dịch vụ không mở tài khoản ngân hàng.

b) Các khoản chi được phép chi trả bằng tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Cơ quan chủ quản của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện kiểm soát chi căn cứ trên chứng từ Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gửi về đảm bảo đúng quy định.”

Ðây là một quy định rất hợp lý, bởi lẽ, một mặt giúp việc quản lý ngân sách Nhà nước hiệu quả hơn; Mặt khác, góp phần đảm bảm sự công khai minh bạch trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tránh tham nhũng, lãng phí.

Nghị định số 117/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2017 mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc quy định rõ các khoản thu, chi ngân sách nhà nước trong hoạt động đối ngoại, lập dự toán, chấp hành, quyết toán và công khai ngân sách đối với một số hoạt động đối ngoại góp phần quản lý hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc sử dụng tiết kiệm chống lãng phí ngân sách Nhà nước.