Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 31 / 12 / 2021 -
04 điểm mới đáng chú ý của Luật SĐBS Luật XLVPHC năm 2020

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020 (Sau đây gọi chung và viết tắt là “Luật SĐBS).
Thông qua bài viết này, hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu 04 điểm mới đáng chú ý của Luật SĐBS tại phần những quy định chung.

Thứ nhất: Làm rõ thuật ngữ “tái phạm” và “vi phạm hành chính nhiều lần”

Luật XLVPHC hiện hành (Điều 2): Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa quy định về “tái phạm” và “vi phạm hành chính nhiều lần”.
Luật SĐBS (khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC) giải thích từ ngữ “tái phạm”, theo đó: “Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.” Theo đó, nội dung này đã phân biệt được với nội hàm của “vi phạm hành chính nhiều lần” đã được giải thích tại Khoản 4 Điều 2 Luật XPVPHC hiện hành, theo đó: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.”

Thứ hai: Về xử lý hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

Luật XLVPHC hiện hành: Điểm d khoản 1 Điều 3 quy định “Một người […] vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;”. Trong khi đó, điểm b khoản 1 Điều 10 lại quy định: “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Hệ quả: Các quy định này đã tạo ra không ít khó khăn trong quá trình xem xét và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Luật SĐBS: Đã bổ sung quy định nhằm cụ thể hơn về nguyên tắc xử phạt đối với từng hành vi trong trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần”, cụ thể: “Một người […] vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”. Điều này kỳ vọng có thể tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình xem xét và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ ba: Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Luật SĐBS đã bổ sung điểm đ vào khoản 2 Điều 6 Luật XLVPHC hiện hành như sau: “đ) Trong thời hạn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này mà cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”.
Quy định này phản ánh sự chặt chẽ trong công tác quản lý của nhà nước trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung và áp dụng biện pháp xử lý hành chính nói riêng.

Thứ tư: Về những hành vi bị nghiêm cấm

Luật SĐBS bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính tại Điều 12 Luật XLVPHC hiện hành, cụ thể:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 12 Luật XLVPHC hiện hành: “6. Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.”;
Bổ sung khoản 8a vào sau khoản 8 Điều 12 Luật XLVPHC hiện hành: “8a. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.”.

Những quy định được sửa đổi, bổ sung nêu trên xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thi hành.
Trên đây là 04 điểm mới đáng chú ý tại Luật SĐBS.

Luật SĐBS sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!