Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 31 / 12 / 2021 -
Thay đổi mới về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật SĐBS Luật XLVPHC năm 2020

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020 (Sau đây gọi chung và viết tắt là “Luật SĐBS).
Thông qua bài viết này, hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về những thay đổi mới về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật SĐBS.

Lý do cần phải sửa đổi, bổ sung

– Thứ nhất: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định từ năm 2012 (thời điểm ban hành Luật XLVPHC). Tại thời điểm hiện nay, mức phạt tiền này quá thấp so với sự phát triển kinh tế – xã hội.
– Thứ hai: Sau gần 08 năm (tính từ thời điểm ban hành Luật XLVPHC), một số hành vi vi phạm trong các lĩnh vực xảy ra ngày càng phổ biến, tinh vi, nguồn thu lợi bất hợp pháp là rất lớn, gây hậu quả lớn đến xã hội, làm thiệt hại kinh tế, thậm chí làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người dân nhưng mức phạt tối đa áp dụng đối với hành vi vẫn chưa tương xứng với tính chất, mức độ của vi phạm, thiếu tính răn đe và không đủ sức phòng ngừa, hạn chế vi phạm hành chính mới.
– Thứ ba: Việc bổ sung mức tiền phạt tối đa tại Điều 24 của Luật XLVPHC đối với một số lĩnh vực mới đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý quy định mức phạt tiền tối đa cụ thể làm căn cứ pháp lý để Chính phủ quy định trong quá trình thi hành Luật XLVPHC những năm qua cũng rất cần thiết.
– Thứ tư: Tên gọi một số lĩnh vực quy định tại Điều 24 của Luật cũng có sự thay đổi trong các luật được thông qua sau khi Luật XLVPHC được ban hành nên cũng cần chỉnh sửa cho thống nhất.

Định hướng sửa đổi, bổ sung

– Thứ nhất: Tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực;
– Thứ hai: Bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 Luật XLVPHC;
– Thứ ba: Chỉnh sửa tên gọi một số lĩnh vực cho phù hợp với các Luật hiện hành ban hành sau Luật XLVPHC.

Nội dung được sửa đổi, bổ sung

Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực như:
– Giao thông đường bộ: từ 40 triệu lên 75 triệu.
– Phòng, chống tệ nạn xã hội: từ 40 triệu lên 75 triệu.
– Cơ yếu: từ 50 triệu lên 75 triệu.
– Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia: từ 50 triệu lên 75 triệu.
– Giáo dục: từ 50 triệu lên 75 triệu.
– Điện lực: từ 50 triệu lên 100 triệu.
– Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: từ 100 triệu lên 200 triệu.
– Thủy lợi: từ 100 triệu lên 250 triệu.
– Báo chí: từ 100 triệu lên 250 triệu.
– Kinh doanh bất động sản: từ 150 triệu lên 500 triệu.

Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 08 lĩnh vực, như: Đối ngoại; cứu nạn, cứu hộ; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; kiểm toán nhà nước; cản trở hoạt động tố tụng; bảo hiểm thất nghiệp; in.

Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng thành “trồng trọt”; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành “chăn nuôi”; dạy nghề thành “giáo dục nghề nghiệp”; quản lý rừng, lâm sản thành “lâm nghiệp”; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác thành “hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác”; hạn chế cạnh tranh thành “cạnh tranh”; quản lý công trình thủy lợi; bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành “thủy sản”.

Trên đây là một số thay đổi mới về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo Luật SĐBS.

Luật SĐBS sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!