Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 07 / 2018 -
Quy định mới về quản lý nợ công

Ngày 23/11/2017, Quốc hội đã ban hành Luật số 20/2017/QH14 quy định về quản lý nợ công. Luật này có hiệu lực kể tư ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật số 20/2017/QH14 có những nội dung mới đáng chú ý cụ thể như sau:

  1. Nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính;
  2. Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công, chương trình quản lý nợ công và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với những nội dung, trình tự cụ thể việc lập, quyết định và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với các chỉ tiêu đề ra;
  3. Làm rõ thông tin báo cáo, thời gian báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp và công bố thông tin nợ công;
  4. Bổ sung khái niệm mới về “ngưỡng cảnh báo nợ công”. Cụ thể, bên cạnh khái niệm “trần nợ công” đã có trước đây, khái niệm “ngưỡng để cảnh báo nợ công” khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý, kiểm soát. Mức ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;
  5. Điều kiện được bảo lãnh chính phủ được siết chặt đối với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ. Việc quản lý nợ chính quyền địa phương cũng được quy định chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm, điều kiện vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, về xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nợ công, Luật số 20/2017/QH14 cũng quy định  người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy Luật số 20/2017/QH14 về quản lý nợ công đã có những quy định tiến bộ, chi tiết và rõ ràng hơn so với những quy định trước đây, điều này được kỳ vọng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như tăng cường sự minh bạch, chặt chẽ của quản lý Nhà nước trong các hoạt động này.