Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 07 / 2018 -
Luật Chuyển giao công nghệ chính thức có hiệu lực

Ngày 19/06/2017 Quốc hội đã ban hành Luật số 07/2017/QH14 quy định về Chuyển giao công nghệ. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật số 07/2017/QH14 tập trung  chủ yếu vào việc bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đặc biệt, Luật này đã có những bổ sung về giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; sửa đổi quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. Các nội dung chính,cơ bản biểu hiện vào 5 nhóm vấn đề lớn, cụ thể như sau:

  1. Về chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) Bao quát được một cách đầy đủ tất cả những định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, xu hướng cũng như tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có yêu cầu của KH&CN. Đồng thời cũng lựa chọn, xử lý được những vấn đề phát sinh căn bản liên quan đến việc tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp, khuyến khích CGCN. Bên cạnh đó, các quy định về kiểm soát được thực trạng công nghệ và ngăn chặn công nghệ lạc hậu để đảm bảo phát triển xanh và bền vững đất nước cũng được đặt ra;
  2. Nhóm vấn đề về quản lý CGCN, quản lý công nghệ thông qua khuyến khích chuyển giao công nghệ, hạn chế chuyển giao và cấm chuyển giao. Quy định như vậy vẫn đảm bảo “tính  thông thoảng “ như  quy định tại Luật chuyển giao công nghệ  năm 2006  nhưng vẫn kiểm soát được trong tinh hình kinh tế xã hội đất nước hiện nay. Các quy định về hợp đồng CGCN cũng được cụ thể chi tiết hơn, rõ ràng và phù hợp với xu thể hội nhâp quốc tế như việc: Chủ thể ký kết không bị giàng buộc bởi giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt;
  3. Tập trung giải quyết căn cơ yêu cầu về công tác thẩm định CGCN;
  4. Quy định rõ về các biện pháp khuyến khích thúc đẩy CGCN, tạo điều kiện phát triển thị trường công nghệ một cách đồng bộ, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ;
  5. Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CGCN trong tất cả yêu cầu công việc, từ quản lý công nghệ, quản lý khuyến khích CGCN, cấm, hạn chế chuyển giao đến xem xét một cách thấu đáo trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

Có thể thấy, Luật số 07/2017/QH14 đã có những quy định chi tiết rõ ràng và phù hợp với xu thể hội nhâp quốc tế  hơn so với các quy định tước đây về chuyển giao công nghệ, qua đó được kỳ vọng  sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, cơ chế hỗ trợ đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ trong kinh doanh sản xuất.