Hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đang lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới mà trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh hội nhập hiệu quả nhất, nhanh nhất để các nền kinh tế trên thế giới giao thương lẫn nhau. Hoạt động này đã xuất hiện ở các nước phát triển từ rất lâu nhưng đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
Đầu tư ra nước ngoài đang được xem là xu hướng mới của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài tính đến hết quý I năm 2013, Việt Nam có 742 dự án đầu tư ra nước ngoài của của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Các dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam tập trung phần lớn trong lĩnh vực khai khoáng với 99 dự án, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD, (chiếm 13,3% về số dự án và 46% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản với 80 dự án, tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD (chiếm 10,8% số dự án và 12,6% tổng vốn đầu tư); lĩnh vực sản xuất điện đứng thứ ba với 1,8 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1%.
Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Lào đứng vị trí thứ nhất với có 227 dự án, tổng vốn đầu tư trên 4,2 tỷ USD (chiếm 30,6% số dự án và 27,1% vốn đầu tư), Campuchia đứng vị trí thứ 2 với 129 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,7 tỷ USD (chiếm 17,4% số dự án và 17,6% vốn đầu tư). Tiếp theo là Liên bang Nga (chiếm 15,2% vốn đầu tư), Venezuela (11,8% vốn đầu tư) và các quốc gia khác.
Vốn thực hiện lũy kế đến nay ước đạt khoảng 3,8 tỷ USD; trong đó khoảng 2,9 tỷ USD trong lĩnh vực dầu khí; gần 500 triệu USD trong lĩnh vực trồng cây cao su khoảng; 400 triệu USD trong lĩnh vực thủy điện; viễn thông 249 triệu USD…Vốn đầu tư thực hiện tại Lào đạt khoảng 691 triệu USD; Campuchia đạt khoảng trên 621 triệu USD…
Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, có một phần đáng kể vốn được thực hiện thông qua việc mua sắm, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị, dịch vụ từ trong nước. Điều này góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài. Trong nước (không chuyển ra nước ngoài). Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn cao su Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản, Viettel, Hoàng Anh – Gia Lai… một phần vốn đầu tư ra nước ngoài được thực hiện để trả cho các nhà thầu của Việt Nam hoặc mua háng hóa, dịch vụ của Việt Nam để chuyển ra nước ngoài thực hiện dự án.
Thêm vào đó chính phủ đã đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt như ưu đãi về thuế. Theo đó hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức tạm nhập tái xuất để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, khi xuất khẩu thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nếu tái nhập thì không phải nộp thuế nhập khẩu (NK) và được xét hoàn lại số thuế XK đã nộp, tương ứng với số hàng hóa thực tế đã tái NK.
Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu (trừ tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến) XK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại nước ngoài thì được áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0%; được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như hàng hóa XK theo quy định của Luật Thuế GTGT; khi thanh lý hoặc kết thúc dự án, nếu NK trở lại vào Việt Nam thì được xét hoàn thuế XK đã nộp, tương ứng với số lượng hàng hóa thực tế tái nhập và không phải nộp thuế NK. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 25%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi mà DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập DN hiện hành. Thông tư quy định, nhà đầu tư Việt Nam là hộ kinh doanh, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài hoặc làm việc cho các dự án đầu tư tại nước ngoài, nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và quốc gia mà nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có), Luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam.
Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập DN (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập DN) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập DN phải nộp tại VN, DN VN đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập DN của VN. Số thuế thu nhập DN VN đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước DN đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập DN phải nộp tại VN.
Vậy vấn đề đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang được nhà nước chú trọng đến mội cách sâu rộng hơn. Để phát huy thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, đưa Việt Nam ngày càng phát triển mạnh so với xu hướng phát triển của thế giới.