Đối với bất kỳ một quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn luôn đóng 1 vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn thường có hạn nhất là đối với những nước phát triển như Việt Nam. Vì vậy nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng giữ 1 vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã rất coi trọng công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó đặc biệt coi trọng việc triển khai chương trình xây dựng pháp luật.
Theo báo cáo tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã thu hút hơn 15.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ trọng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP tăng dần qua các năm và đạt khoảng 20%GDP đóng góp 17 tỷ USD cho ngân sách nhà nước trong 5 năm vừa qua. Sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện rõ nét qua các thời kỳ từ khoản 20,67 tỷ USD chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư giai đoạn 1999-2000 đã tăng lên 69,47 tỷ USD, chiếm 22,57% tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2011. Thêm vào đó Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 thay thế luật doanh nghiệp và luật đầu tư 2005 được coi là một bước đột phá trong việc mở cửa thị trường đổi mới khu vực, thu hút nguồn vốn đầu tư FDI từ nước ngoài vào Việt Nam không chỉ tăng về chất mà tăng cả về lượng. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu đất nước từ 1 nước nông nghiệp dần chuyển sang phi nông nghiệp. Thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo chiều hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng hàng sơ cấp, tăng tỷ trọng hàng chế tạo. Luật sửa đổi đã có tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, làm thay đổi đáng kể đến thị trường trong nước. Không những thế còn làm ổn định thị trường trong nước, giảm nhập siêu, tạo ra công việc cho hơn 2 triệu lao động trực tiếp , 4 triệu lao động gián tiếp không những thế còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những kết quả từ thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước về nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang tiến dần đến chiều sâu, nâng cao chất lượng góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam.
Luật đầu tư 2014 được đánh giá là một bước đột phá và cải cách mạnh mẽ góp phần tạo nên môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thông thoáng và hấp dẫn. Điểm đáng chú ý là Luật sửa đổi lần này sẽ hướng tới các doanh nghiệp nước ngoài thuận lợi hơn khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời cũng làm rõ lĩnh vực ngành nghề kinh doanh ưu tiên cũng như các khu vực được khuyến khích đầu tư, đồng thời điều chỉnh những bất cập về ngành ngề kinh doanh có điều kiện. Hướng tới việc xây dựng môi trường đầu tư công khai.
Nói đến tác động của luật đầu tư mới thì đây được coi là một hành lang pháp lý mới được cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp phản ứng rất tích cực. Giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp có niềm tin về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài còn hạn chế và thiếu tính minh bạch. Tổng nguồn vốn đầu tư vào các dự án chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt nam vẫn còn thấp. Định hướng thu hút nguồn đầu tư còn thấp vì các lý do như điều kiện để được đầu tư vào Việt nam còn khó khăn. Mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ chưa đạt yêu cầu. Theo thống kê cho thấy nguồn đầu tư vào Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực Châu Á. Cho đến nay mới chỉ có hơn 100 tập đoàn xuyên quốc gia có mặt tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn góp thấp so với số vốn đăng ký, hầu hết các dự án có quy mô nhỏ và vừa, tiến độ dự án còn chậm và không đúng với tiến độ đã cam kết.
Để tăng hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Cải cách thủ tục hành chính, đi đầu là sửa đổi và hoàn thiện luật đầu tư và các văn bản pháp luật khác liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
– Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư. Cần có chiến lược định hướng hoạch định rõ ràng. Tổ chức lại bộ máy nhà nước để thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư khi xin phép đầu tư vào Việt Nam.
– Xây dựng quy hoạch chi tiết cho các nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Xây dựng quy hoạch vốn FDI theo ngành, vùng lãnh thổ.