Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 05 / 02 / 2021 -
Sửa đổi quy trình xử lý kỷ luật lao động

Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao
động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145”). Trong đó có nhiều quy định
mới mà Người lao động và Người sử dụng lao động cần quan tâm.

Một trong số đó là quy định về trình tự xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Nghị định 145 ra đời đã có một số nội dung điều chỉnh khác đi so với quy đinh tại Khoản 12
Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP về quy trình xử lý kỷ luật lao động, cụ thể về quy trình xử lý kỷ
luật lao động sẽ được tiến hành theo quy trình gồm 5 bước như sau:

(Cơ sở pháp lý: Điều 70 + 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Bước 1: NSDLĐ Lập biên bản vi phạm và thông báo đến các chủ thể liên quan:

+Trường hợp 1: Phát hiện tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm:

NLSDLĐ lập biên bản vi phạm => Thông báo đến công đoàn cơ sở mà người lao động là
thành viên; người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
+ Trường hợp 2: Phát hiện sau thời điểm xảy ra hành vi vi phạm:
NLSDLĐ không lập biên bản vi phạm, NSDLĐ thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi
của NLĐ.
Bước 2: Thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:
+ Chủ thể phải nhận được thông báo: Người lao động; Tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; Luật sư hoặc tổ chức đại diện người
lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại
diện theo pháp luật.
+ Hình thức thông báo: Pháp luật không quy định cụ thể hình thức thông báo, nhưng phải bảo
đảm các thành phần nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
+ Nội dung thông báo: Nội dung; Thời gian; Địa điểm; Người bị xử lý kỷ luật lao động; Hành
vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động.
+ Thời hạn thông báo: Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao
động;
Bước 3: Kiểm tra xác nhận tham dự và Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Các chủ thể nhận thông báo phải xác nhận về khả năng tham dự cuộc họp:
+ Trường hợp 1: Không thể tham dự theo thông báo => Có thể thỏa thuận lại với NSDLĐ, nếu
các bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định.
+ Trường hợp 2: Xác nhận tham gia mà vắng mặt hoặc không xác nhận tham gia thì cuộc họp
xử lý kỷ luật được tổ chức.
Bước 4: Nội dung cuộc họp
+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi
kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

+ Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do
không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật
+ Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn
của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
+ Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến: Người
lao động; Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là
thành viên; Luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa
đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

Trên đây là quy trình xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Nghị định 145. Nghị định 145
có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!