Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 05 / 02 / 2021 -
Nội quy lao động và những điểm mới đáng chú ý

Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145”). Trong đó có nhiều quy định mới mà Người lao động và Người sử dụng lao động cần quan tâm.

Một trong số đó là quy định về Nội quy lao động, hướng dẫn chi tiết cho Điều 118 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động:

+ Nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản;

+ Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Bộ luật lao động 2012, tại Khoản 1 Điều 119 chỉ quy định: “Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.”

Thứ hai, bổ sung thêm quy định về những nội dung cơ bản mà một Nội quy lao động phải có, cụ thể: 

(1) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

(2) Trật tự tại nơi làm việc;

(3) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

(4) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

(5) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

(6) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

(7) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; 

(8) Trách nhiệm vật chất: 

(9) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Mục số (4), (6) và (9) là những nội dung được bổ sung là những nội dung cơ bản mà một Nội quy lao động phải có. 

Thứ ba, những công việc trước và sau khi ban hành/sửa đổi nội quy lao động:

+ Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145.

+ Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

+ Bên cạnh hướng dẫn chi tiết tại Nghị địn 145, tại Khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Lao động 2019 còn bổ sung một quy định có liên quan đến đăng ký nội quy lao động, theo đó: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là một vài điểm mới đáng chú ý có liên quan nội quy lao động theo pháp luật lao động mới, được hướng dẫn tại Nghị định 145. Nghị định 145 có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!