Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 22 / 06 / 2018 -
Việt Nam nỗ lực gấp đôi cải thiện môi trường kinh doanh

Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MoPI), môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong ba năm qua nhờ vào một loạt các giải pháp.

Nỗ lực của Việt Nam đã được phản ánh qua kết quả xếp hạng doanh nghiệp do Ngân hàng thế giới tiến hành trong năm 2016, theo đó Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 82 từ vị trí thứ 91 năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nước ta có bước tiến lớn trong bảng xếp hạng kể từ năm 2008.

Việt Nam cũng đạt vị trí thứ 47 trên tổng số 127 nền kinh tế được khảo sát trong báo cáo chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017, xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, tăng 12 bậc so với báo cáo năm ngoái, theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2017-2018 phát hành vào tháng 9 cũng xếp Việt Nam ở vị trí thứ 55, tăng 5 bậc so với năm 2016.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chất lượng các quy định về điều kiện kinh doanh vẫn ở mức thấp, phản ánh Việt Nam đang thiếu một hệ thống quản lý dựa trên đánh giá rủi ro.

Bên cạnh đó, hệ thống giám sát các quy định về điều kiện kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, dẫn tới các thủ tục hành chính còn rườm rà, số lượng giấy phép và điều kiện kinh doanh còn mang tính rào cản.

Do đó, Bộ đã đề xuất bãi bỏ khoảng 3.000 điều kiện kinh doanh không hợp lý, không hiệu quả và thực hiện cải cách quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở nguyên tắc và thực tiễn do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề ra.

Bộ đã đề xuất Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và cấp tỉnh giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết số 19 về nhiệm vụ và giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh quốc gia.

Các Bộ cần sớm xem xét và đề xuất giảm điều kiện đầu tư và kinh doanh trong khu vực quản lý nhà nước và báo cáo với Thủ tướng trước tháng 12/2017.

Đồng thời, MoPI sẽ hợp tác với Văn phòng Chính phủ và các Bộ có liên quan để tổ chức nhiều cuộc đối thoại hơn với các doanh nghiệp nhằm kịp thời làm rõ mối quan tâm và kiến nghị của họ.

Nguồn: VNA