Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 03 / 09 / 2020 -
Vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án

Ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật mới này đã quy định vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể như sau:

  1. Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên (Điều 21 Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án)

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:

  • Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
  • Vào sổ theo dõi vụ việc;
  • Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
  • Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
  • Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
  • Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
  • Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.

 

       2 .Nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 23 Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án)

 

  • Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
  • Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.

Hoà Giải Viên xử lý cả vấn đề tình tiết và vấn đề pháp lý, nhưng luật không phải là trọng tâm của quy trình hòa giải. Hòa giải không phải là việc quyết định ai đúng ai sai, người nào có lỗi, tuyên bố ai thắng ai thua mà là nhìn vào tương lai. Trọng tâm không phải là ai nói gì, làm gì trong quá khứ. Thay vào đó, mục đích của nó là tìm ra một giải pháp thực tiễn có thể chấp nhận được với bất kỳ ai liên quan, có tính đến những lợi ích khác nhau, lợi ích pháp lý cũng như các lợi ích khác (ví dụ: Để bảo toàn quan hệ hay danh dự hoặc tìm ra ranh giới cạnh tranh trên thương trường).

Trên đây là một số quy định về vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án. Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!