Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 09 / 2019 -
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030

Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 có những nội dung trọng tâm như sau:
– Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;
– Chính sách sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là bộ phận không thể tách rời trong chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và các ngành, lĩnh vực;
– Hoạt động sở hữu trí tuệ có sự tham gia tích cực của các chủ thể trong xã hội, trong đó Viện nghiên cứu, trường đại học và các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.
Trên cơ sở quan điểm định hướng, chỉ đạo nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu sở hữu trí tuệ đến năm 2030, bao gồm:
1. Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể.
3. Tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII):
– Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm;
– Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6 – 8%/năm;
– Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8 – 10%/năm;
– Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12 – 14%/năm, 10 – 12% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; đưa Việt Nam trở thành trung tâm bảo hộ giống cây trồng với việc hình thành cơ quan bảo hộ giống cây trồng khu vực ASEAN+.
5. Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao.
Để hiện thực hóa các mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp phải tập trung vào hoàn thiện chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo, khai thác và thực thi quyền và hỗ trợ về sở hữu trí tuệ. Bộ KH&CN sẽ là đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược và báo cáo định kỳ hằng năm với Chính phủ.