Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Tăng cường can thiệp sớm đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả

Ngày 20/11/2017, Quốc hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2018, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyền xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài lâm vào một trong các trường hợp sau: Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong thời hạn 06 tháng liên tục; Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 03 tháng liên tục; Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN (Khoản 1 Điều 145)

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng và tổ chức triển khai thực hiện. Nếu xét thấy cần thiết, NHNN sẽ có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục.

Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của NHNN.
Phương án khắc phục bao gồm: Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn; Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành…
Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.
NHNN có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 145 nói trên, hoặc khi TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý có ý nghĩa quan trọng cho giai đoạn mới trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.