Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 10 / 11 / 2018 -
Sửa đổi quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ ngân hàng

Ngày 24/10/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 25/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/07/2015 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
Theo đó, Thông tư số 25/2018/TT-NHNN quy định đối với các khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì được tổ chức tín dụng xem xét:
– Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng;
– Thời gian cơ cấu lại phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian tối đa không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký;
– Sau thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
– Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Có thể thấy, các quy định mới tại Thông tư số 25/2018/TT-NHNN sẽ góp phần tạo điều kiện cho khách hàng vay có cơ hội được tháo gỡ khó khăn khi gặp phải những nguyên nhân khách quan, sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc không thể trả nợ đúng hạn theo hợp đồng vay, đồng thời, góp phần giảm thiểu tỉ lệ nợ xấu, nợ khó đòi đối với các tổ chức tín dụng.