Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 23 / 09 / 2018 -
Quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 14/09/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.
Theo Thông tư số 23/2018/TT-NHNN, Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây viết tắt là “QTDND”) có thể được tổ chức lại dưới các hình thức sau: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập. Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, Thông tư quy định việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại QTDND phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. QTDND sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của QTDND trước đó theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.
Cùng với đó, thời hạn thanh lý là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho QTDND thực hiện thanh lý tài sản đạt hiệu quả cao nhất, thời hạn thanh lý có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.
Nhưng ngược lại trách nhiệm Hội đồng thanh lý cần nâng cao hơn để đảm bảo thực hiện theo phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của QTDND. Mọi khoản thu của QTDND phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định…
Ngoài ra, Thông tư số 23/2018/TT-NHNN cũng đưa ra 7 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động, bao gồm:
– QTDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép QTDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
– QTDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
-QTDND vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.
– QTDND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
– QTDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.
– QTDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, Thông tư số 23/2018/TT-NHNN với các quy định cụ thể về việc tổ chức lại Quỹ tín dụng nhân dân được đánh giá là sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường sức mạnh của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, nhằm thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ.