Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 14 / 07 / 2019 -
Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp ô tô

Ngày 05/7/2019, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/08/2019.
Một số nội dung đáng chú ý trong thông tư:
 Thông tư quy định ô tô sản xuất, lắp ráp phải có Hồ sơ thiết kế và được cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định. Các mẫu xe sẽ được thử nghiệm mẫu điển hình. Tiếp đó doanh nghiệp phải có Hồ sơ đăng ký chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp.
 Thông tư cũng quy định trình tự cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Quy định các yêu cầu đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt; Cấp lại Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm; Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm và thu hồi Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm; Quy định về triệu hồi sản phẩm khuyết tật…
 Đối với quy định về đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp ráp, Thông tư quy định cơ quan QLCL thực hiện đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) theo các phương thức như sau:
 Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, đánh giá lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm theo các tiêu chí nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949 “Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng dành cho các tổ chức sản xuất và dịch vụ liên quan linh kiện ngành ô tô.
 Đánh giá tại các kỳ tiếp theo được tiến hành để đánh giá việc thực hiện và duy trì việc đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất. Tại kỳ đánh giá này cơ quan QLCL sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại. Thời gian kỳ đánh giá tiếp theo đối với cơ sở sản xuất linh kiện là 36 tháng. Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô có thời gian kỳ đánh giá tiếp theo từ 12 – 36 tháng tùy theo nhóm doanh nghiệp phân loại, được xác định trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp ráp.
 Đối với các linh kiện nhập khẩu sản xuất từ nước đã có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.
 Ngoài ra, Thông tư 25 cũng nêu rõ các quy định đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước về quá trình sản xuất lắp ráp hàng loạt, triệu hồi sản phẩm,…
Thông tư 25 đã quy định rõ quy trình kiểm tra chất lượng ô tô, là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện, góp phần đảm bảo chất lượng ô tô trong nước cũng như môi trường.