Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định về chi phí phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương

Ngày 07/02/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BTC quy định về về chi phí phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2018.

Theo đó, Thông tư số 15/2018/TT-BTC quy định một số nội dung chính như sau:

1. Quy định về đối tượng điều chỉnh bao gồm: Kho bạc Nhà nước; Tổ chức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của Luật Quản lý nợ công; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Sở Giao dịch Chứng khoán; Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam; Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, hoán đổi, mua lại và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước.

2. Quy định về nguyên tắc chi trả và quản lý chi phí phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương:

– Ngân sách trung ương chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ. Ngân sách trung ương chi trả chi phí đấu thầu tín phiếu kho bạc cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

– Tổ chức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của tổ chức phát hành hoặc tính vào giá trị công trình, dự án (trong trường hợp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để đầu tư cho công trình, dự án của tổ chức phát hành).

– Ngân sách địa phương chi trả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương.

3. Quy định về chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ:

– Chi phí trả cho Kho bạc Nhà nước; Chi phí đấu thầu phát hành, đấu thầu mua lại trái phiếu Chính phủ: Chi phí hoạt động bảo lãnh phát hành trả cho tổ chức bảo lãnh chính tối đa 0,1% giá trị danh nghĩa trái phiếu Chính phủ;

– Chi phí hoạt động đại lý phát hành (nếu có) trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý phát hành tối đa 0,1% giá trị danh nghĩa trái phiếu Chính phủ phát hành theo phương thức đại lý.

Căn cứ vào tình hình thị trường, mức độ phức tạp của đợt phát hành (khối lượng, kỳ hạn trái phiếu Chính phủ phát hành), nội dung công việc (tổ chức phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ), Kho bạc Nhà nước thỏa thuận và thống nhất với đại lý phát hành mức phí tổ chức phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu Chính phủ và được quy định cụ thể tại hợp đồng đại lý phát hành. Mức phí này không bao gồm chi phí in chứng chỉ (nếu có).

Có thể thấy, Thông tư số 15/2018/TT-BTC với những quy định mới là một bước tiến mang tính đột phá thuộc lĩnh vực quản lý trái phiếu, là cơ sở tốt tạo đà cho sự phát triển của nền tài chính quốc gia.