Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 13 / 10 / 2018 -
Quy định mới về quản lý website thương mại điện tử và hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Ngày 20/08/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 18/10/2018.
Theo đó, Thông tư số 21/2018/TT-BCT đã đưa ra nhiều thay đổi quan trọng như sau:
– Bãi bỏ Điều 8, Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về đối tượng thông báo website thương mại điện tử bán hàng. Sự điều chỉnh này nhằm mục đích xóa bỏ tâm lý e ngại với thủ tục ở một số đối tượng kinh doanh;
– Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT được sửa đổi thành “Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; Dịch vụ khuyến mại trực tuyến; Dịch vụ đấu giá trực tuyến”;
– Bãi bỏ Điều 21 Thông tư số 47/2014/TT-BCT, quy định về đối tượng đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm về website thương mại điện tử;
– Sửa đổi Điều 10 Thông tư số 59/2015/TT-BCT thành “Đối tượng thông báo là chủ sở hữu ứng dụng bán hàng, bao gồm: thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân”;
– Điều 13 Thông tư số 59/2015/TT-BCT được sửa đổi thành “Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này”.
Như vậy, Thông tư số 21/2018/TT-BTC đã có những sửa đổi quan trọng liên quan đến việc quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung. Sự sửa đổi lần này, hướng chủ yếu đến việc loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, nhằm tạo ra một tâm lý thoải mái, đối với những cá nhân, tổ chức có sở hữu website hoặc ứng dụng liên quan đến hoạt động thương mại điện tử hướng tới kích thích sự phát triển của nền kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng.