Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định mới về mức thu, miễn, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông

Ngày 12/01/2018 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số số 03/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông. Thông tư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2018.

Theo đó, Thông tư số số 03/2018/TT-BTC quy định doanh thu dịch vụ viễn thông để làm căn cứ tính phí thực hiện theo các quy định tại Điều 29 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về doanh thu dịch vụ viễn thông và Thông tư số 01/2016/TT-BTTTT ngày 25/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT ngày 18/12/2013.

Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán doanh thu dịch vụ viễn thông theo các quy định trên, doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ viễn thông tại báo cáo tài chính (gồm cả doanh thu bán thẻ). Cụ thể:

  1. Căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:

Số phí phải nộp = Doanh thu dịch vụ viễn thông quý x 0,5%.

Thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý.

  1. Căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông năm, doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:

Số phí phải nộp năm = Doanh thu dịch vụ viễn thông năm x 0,5%.

Trường hợp số phí phải nộp theo năm cao hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu, thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo năm. Trường hợp số phí phải nộp theo năm thấp hơn số phí phải nộp của 04 quý, doanh nghiệp được bù trừ phần chênh lệch cho số phí phải nộp của quý tiếp theo.

Trường hợp số phí phải nộp theo năm tính theo doanh thu dịch vụ viễn thông (doanh thu x 0,5%) thấp hơn Mức phí tối thiểu quy định tại Biểu mức thu phí, doanh nghiệp phải nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu.

Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả cấp mới, sửa đổi, bổ sung giấy phép) sau ngày 01 tháng 01 hàng năm; giấy phép hết hạn hoặc bị thu hồi trước ngày 01 tháng 01 năm sau (hoạt động không tròn năm):

Mức phí tối thiểu trong trường hợp này = Mức phí tối thiểu năm (quy định tại Biểu mức thu phí) x số tháng tính phí/12

Bên cạnh đó, Thông tư số số 03/2018/TT-BTC cũng quy định phí thiết lập mạng viễn thông công cộng sẽ được Doanh nghiệp viễn thông nộp hàng năm, thời gian nộp phí trong là trong quý I

Có thể thấy, Thông tư số số 03/2018/TT-BTC đã chi tiết, cụ thể hơn các quy định về việc thu phí đối với các doanh nghiệp viễn thông, góp phần kiểm soát tốt hơn các hoạt động của các doanh nghiệp này, qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.