Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới

Ngày 23/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới; các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa quy định trong Điều ước Quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới (bao gồm Trung Quốc, Lào và Campuchia), cụ thể như sau:

Đối với hoạt động thương mại biên giới của thương nhân

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm. Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại Nghị định này được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Thuế, phí và lệ phí trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới

Cư dân biên giới khi mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công thương ban hành được hưởng định mức miễn thuế theo Phụ lục V Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Phần giá trị hàng hóa vượt định mức quy định ở trên phải chịu thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật. Nghị định nêu rõ hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì phải kiểm dịch y tế. Hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật và kiểm dịch thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, trừ trường hợp mua gom.

Đối với hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới

Hàng hóa được mua bán, trao đổi phải là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam và phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm. Thuế, phí và lệ phí trong hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bằng việc ban hành Nghị định số 14/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý phù hợp với đặc thù của hoạt động thương mại biên giới so với các hoạt động xuất nhập khẩu thông thường nhằm thúc đẩy, phát huy tiềm năng, lợi thế của hoạt động này. Đặc biệt với một quốc gia có nhiều cửa khẩu như Việt Nam, hoạt động thương mại biên giới phát triển mạnh sẽ là “đòn bẩy” động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng trên những địa bàn biên giới.