Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 04 / 08 / 2020 -
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 – Phần 1

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN 2020) đã được thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Sau đây sẽ là 6 điểm mới được quy định tại 3 chương đầu (Chương I, Chương II, Chương III) của LDN 2020, cụ thể bài viết sẽ đi vào chi tiết như sau:

  1. Thay đổi định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước:
    Theo Khoản 11 Điều 4 LDN 2020 định nghĩa: 11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
    Quy định trên thay thế cho Khoản 8 Điều 4 Luật LDN 2014 định nghĩa: “8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  2. Bỏ quy định “Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp
    Điều 12 LDN 2014 quy định: “Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây: Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.”
    Tuy nhiên, LDN 2020 đã bãi bỏ quy định này.
  3. Thay đổi quy định về hồ sơ đăng ký Công ty TNHH, Công ty CP:
    Có hai điểm mới đối với Hồ sơ đăng ký Công ty TNHH, Công ty CP:
    Thứ nhất, theo quy định tại Điều 21, Điều 22 LDN 2020 bổ sung thêm quy định về Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật trong Hồ sơ đăng ký Công ty TNHH, Công ty CP.
    Thứ hai, quy định mới sử dụng thuật ngữ “Giấy tờ pháp lý” thay vì sử dụng thuật ngữ “Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác”.
  4. Bổ sung thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp:
    Điểm c, đ, g khoản 2 Điều 17 LDN 2020 bổ sung thêm 3 đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
    (đ) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
    (g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
    Trước đó, tại Khoản 2 Điều 18 chưa quy định 3 nhóm đối tượng trên.
  5. Thay đổi quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp:
    Theo Điều 44 LDN 2014 quy định: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
    Tuy nhiên, quy định trên đã được bãi bỏ bởi Điều 43 LDN 2020.
  6. Sửa đổi, bổ sung quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
    Điều 53 LDN 2020 sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Điều 54 liên quan đến nội dung xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt, cụ thể như sau: có 3 điểm mới:
    Thứ nhất, trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. Hiện hành, được thực hiện thông qua người giám hộ. (Khoản 3 Điều 53 LDN 2020 thay thế Khoản 2 Điều 54 LDN 2014).
    Thứ hai, bổ sung thêm quy định: “8. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.” (Khoản 8 Điều 53 LDN 2020)
    Thứ ba, bổ sung thêm quy định: “9. Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án”. (Khoản 9 Điều 53 LDN 2020).

 

Trên đây là 6 điểm mới được quy định tại 3 chương đầu (Chương I, Chương II, Chương III) của LDN 2020, những quy định này sẽ giá trị áp dụng ngay khi LDN 2020 có hiệu lực, tức kể từ ngày 01/01/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!