Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 06 / 10 / 2019 -
Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Ngày 30/08/2019 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung 1 số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ta có khái niệm về trị giá hải quan như sau;
“Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải toán cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều”
Phương pháp tính trị giá hải quan hay được gọi là phương pháp tính giá thự tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Căn cứ theo khoản 8 điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.Hàng hoá giống hệt nhau là hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: Căn cứ theo khoản 9 điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
d) Phương pháp trị giá khấu trừ: Căn cứ theo Thông tư 39/2015/TT-BTC. Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ là một phương pháp tính trị giá hải quan trên cơ sở làm căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
đ) Phương pháp trị giá tính toán: Căn cứ theo điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch, trị giá cho hàng hoá nhập khẩu giống nhau, tương tự hay trị giá khấu trừ thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. học xuất nhập khẩu ở đâu
e) Phương pháp suy luận: Trong tổng số sáu phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, phương pháp suy luận là phương pháp cuối cùng và là phương pháp ít được áp dụng nhất.
Thông tư 60/2019/TT-BTC này giúp các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan lựa chọn phương thức xác định giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu 1 cách phù hợp nhất.