Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 06 / 10 / 2019 -
Công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản

Ngày 26/09/2019, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 26/09/2019.
Theo đó, trong Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về đối tượng công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản là việc tuân theo pháp luật của người tiến hành thủ tục phá sản (trừ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên), người tham gia thủ tục phá sản trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật.
Tại Quy chế này cũng quy định về phạm vi công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi:
Viện kiểm sát nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn (nếu có); hoặc
Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại.
Trong trường hợp kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì việc kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Khi nhận được Thông báo thụ lý đơn, công chức phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Công chức kiểm sát thời hạn gửi, đối tượng được gửi thông báo thụ lý đơn; tư cách pháp lý của người nộp đơn; thẩm quyền, thủ tục thụ lý đơn.
Nếu phát hiện có vi phạm thì tập hợp và báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết phá sản của Viện kiểm sát bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Kiểm sát việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và nhiều các hoạt động khác theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Những quy định về kiểm sát việc giải quyết phá sản nhằm mục đích kiểm soát hoạt động này theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và có hiệu quả để hỗ trợ Tòa án giải quyết vụ việc phá sản.