Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 10 / 01 / 2021 -
Kéo dài thời hạn góp vốn bằng tài sản

Ngày 17/06/2020, Luật Doanh Nghiệp 2020 mới đã được Quốc Hôi thông qua thay thế Luật Doanh Nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Một trong những điểm tiêu biểu tại Luật Doanh nghiệp 2020 đó chính là quy định về kéo dài thời hạn góp vốn bằng tài sản của thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập, cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không có bất kỳ ngoại lệ. 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. 

Điều này có nghĩa là: Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép các thành viên/cổ đông sáng lập, nếu góp vốn bằng tài sản được phép trừ đi khoảng thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản khi xác định thời hạn góp vốn ra khỏi khung thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Về ưu điểm: Cách tiếp cận này của Luật 2020 đã giải quyết một vấn đề thực tiễn đó là: Việc góp vốn bằng tài sản thường đòi hỏi thời gian dài hơn.

Về nhược điểm: Mặc dù tiến bộ nhưng quy định này lại chưa làm rõ được một số vấn đề pháp lý như sau:

+ Thứ nhất, đối tượng được phép kéo dài thời hạn góp vốn: Quy định không nêu rõ liệu thời hạn kéo dài đó chỉ áp dụng cho các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tài sản hay áp dụng cho cả các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tiền mặt. 

+ Thứ hai, thời hạn tối đa cho việc góp vốn: Quy định không đưa ra bất kỳ hạn chế nào lên thời hạn cần thiết để vận chuyển, nhập khẩu, thực tiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Điều này có thể dẫn đến một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý về vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp, thành viên/cổ đông góp vốn bằng tài sản có thể cố ý trì hoãn việc góp vốn bằng cách không thực hiện một cách kịp thời.

Tóm lại, kể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã có 04 phiên bản Luật Doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 1999; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Doanh nghiệp 2020). Việc thay đổi có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, có cả những tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, việc ra đời Luật Doanh nghiệp 2020 ít nhiều sẽ ảnh hưởng, tác động đến tình hình đầu tư, kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam. 

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!