Ngày 17/06/2020, Luật Doanh Nghiệp 2020 mới đã được Quốc Hôi thông qua thay thế Luật Doanh Nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Một trong những điểm tiêu biểu tại Luật Doanh nghiệp 2020 đó chính là những quy định trong việc giảm bớt thủ tục hành chính trong Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
Theo Khoản 2 Điều 44 của Luật Doanh Nghiệp 2014: Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 đã lược bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận một số điểm mới có liên quan đến Dấu của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
+ Ghi nhận hình thức dấu chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
+ Luật không quy định dấu phải thể hiện những nội dung gì mà để doanh nghiệp toàn quyền quyết định (Trước kia phải có tên và mã số doanh nghiệp). Theo đó, Doanh nghiệp tự quyết định quyết định: Loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
+ Việc quản lý và lưu trữ dấu: Do Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. (Trước đó chỉ ghi nhận điều lệ).
Tuy nhiên, hiện quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 tồn tại bất cập: Không quy định rõ bằng cách nào để xác định con dấu của Doanh nghiệp nếu không có cơ sở dữ liệu công khai về mẫu con dấu.
2. Công ty không phải thông báo Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh các thay đổi đối với người quản lý của công ty
Lược bỏ Điều 12 của Luật Doanh Nghiệp 2014, cụ thể trước đó quy định: Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:
+ Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
+ Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tóm lại, kể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã có 04 phiên bản Luật Doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 1999; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Doanh nghiệp 2014; Luật Doanh nghiệp 2020). Việc thay đổi có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, có cả những tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, việc ra đời Luật Doanh nghiệp 2020 ít nhiều sẽ ảnh hưởng, tác động đến tình hình đầu tư, kinh doanh của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!