Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025

Ngày 18/01/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Quyết định này có hiệu kể từ ngày ban hành.
Quyết định số 79/QĐ-TTg đã nêu rõ mục tiêu, định hướng phát triển, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để phát triển ngành tôm, cụ thể như sau:
Về mục tiêu: Phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước, cụ thể: Trong giai đoạn 2017-2020 phải tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; trong giai đoạn 2021-2025 phải hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm về nuôi tôm công nghệ cao với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.
Về định hướng phát triển:
– Phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên;
– Phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật;
– Phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tôm Việt Nam;
– Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị;
– Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn.
Về nhiệm vụ: Quyết định 79/QĐ-TTg đã chỉ rõ từng nhiệm vụ với từng lĩnh vực cụ thể như: Đối với nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh; Đối với tôm nước lợ nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, nuôi quảng canh; Đối với nuôi tôm càng xanh; Đối với nuôi tôm hùm; Đối với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm.
Về giải pháp thực hiện: Quyết định 79-TTg cũng vạch ra các giải pháp cụ thể từ khâu tổ chức và quản lý sản xuất; về mặt khoa học công nghệ và khuyến ngư; các giải pháp trong phát triển thị trường; giải pháp trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường; về cơ chế chính sách của Nhà nước; các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành tôm; về nguồn vốn thực hiện và các giải pháp trong hợp tác quốc tế.
Có thể thấy rằng Quyết định 79-TTg đã vạch ra một kế hoạch khá cụ thể, chi tiết trong việc phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, qua đó có thể hy vọng rằng ngành tôm Việt Nam sẽ đi đúng hướng theo kế hoạch và đạt được các những kết quả đã vạch ra, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới