Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 21 / 04 / 2018 -
Đơn giản hóa thủ tục mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa

Ngày 09/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.

Theo đó, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung nổi bật như sau:

  1. Bãi bỏ quy định khống chế phạm vi hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch. Quy định mới cho phép mua bán tất cả các loại hàng hóa, kể cả hàng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, chỉ loại trừ hàng cấm kinh doanh. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi niêm yết. Đối với những mặt hàng khác thì phải thông báo với Bộ Công thương trước khi chính thức niêm yết 30 ngày.
  2. Quy định về điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:

– Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên;

– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa;

– Điều lệ hoạt động không trái với quy định của pháp luật.

  1. Quy định thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa phải có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên. Riêng thành viên kinh doanh phải có vốn điều lệ từ 75 tỷ đồng trở lên.
  2. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua hàng hàng hóa trên Sở Giao dịch tại Việt Nam và được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch. Tuy nhiên, bị khống chế hạn mức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không quá 49% vốn điều lệ.
  3. Cho phép thương nhân Việt Nam mua bán hàng hóa trên Sở Giao dịch ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch tại Việt Nam có liên thông với Sở Giao dịch nước ngoài đó.

Có thể thấy, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Thông qua đó, Nghị định này có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phát triển, thu hút nhiều đối tượng tham gia giao dịch, giúp cho người nông dân cũng như giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu có được công cụ bảo hiểm giá để chủ động sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu.