Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược phẩm

Ngày 14/03/2018, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 4338/QLD-PCD về giải đáp một số nội dung thắc mắc về điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực dược phẩm. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 14/03/2018.

Theo đó, Công văn số 4338/QLD-PCD đã đưa ra giải thích về quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối thuốc như sau:

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo quản và vận chuyển của nước ngoài cũng phải tuân theo quy định của Luật Dược năm 2016 về việc đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trong đó có điều kiện cơ sở phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự. 

2. Doanh nghiệp nước ngoài có thể tự xây kho để bảo quản thuốc do chính doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài chưa xây kho hoặc chưa sở hữu kho thì có thể thuê kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng GSP của doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp thuê kho, doanh nghiệp nước ngoài phải chịu trách nhiệm trực tiếp vận hành và quản lý kho bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc đó.

Vì vậy, nếu cho phép doanh nghiệp nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu được thuê dịch vụ bảo quản từ một doanh nghiệp nước ngoài khác thì sẽ không đáp ứng yêu cầu về việc doanh nghiệp nhập khẩu phải trực tiếp chịu trách nhiệm vận hành và quản lý kho như đã nêu ở trên. Nếu cho phép tất cả doanh nghiệp nhập khẩu (bao gồm doanh nghiệp nhập khẩu trong nước và doanh nghiệp nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu) được sử dụng dịch vụ bảo quản của bên thứ ba thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ sở nhập khẩu không thực hiện đầy đủ và hết trách nhiệm trong việc quản lý, đảm bảo chất lượng thuốc nhập khẩu. Khi đó, vai trò của các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ còn là đứng tên trên tờ khai hải quan

Như vậy, có thể thấy, Công văn số 4338/QLD-PCD đã kịp thời hướng dẫn để giải quyết các vướng mắc phát sinh trên thực tế về điều kiện trong hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh sản xuất dược phẩm đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.