Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 14 / 07 / 2019 -
Điểm mới Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019

Ngày 14/06/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019, trừ các trường hợp sau có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 (thời điểm trước khi Luật này được ban hành:
– Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được cấp trên cơ sở đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan có thẩm quyền thụ lý từ ngày 14 tháng 01 năm 2019; yêu cầu khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019
Theo đó, Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cơ bản sau của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành:
– Thứ nhất, về hiệu lực pháp lý với bên thứ ba của hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng licence):
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký, bao gồm cả hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi nội dung này theo hướng: hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký trừ trường hợp chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
– Thứ hai, về căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất:
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, có hai phương pháp, căn cứ sau đây để xác định thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang lại:
+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
Tuy nhiên, theo Luật số 42/2019/QH14, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền đưa ra một phương pháp tính khác ngoài hai phương pháp trên. Đây là điểm mới quan trọng, mở rộng phạm vi, phương pháp, căn cứ xác định thiệt hại về vật chất, bởi lẽ khi không sử dụng được các căn cứ nêu trên, Tòa án sẽ ấn định giá trị thiệt hại và giá trị thiệt hại do Tòa án ấn định không vượt quá 500 triệu Việt nam đồng.
– Thứ ba, về trách nhiệm thanh toán của nguyên đơn đối với bị đơn khi Tòa án xác định bị đơn không thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn:
Luật số 42/2019/QH14 đã bổ sung, làm rõ thêm trách nhiệm của nguyên đơn trong trường hợp Tòa án xác định bị đơn không có hành vi xâm phạm như sau: “Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy, Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản quan trọng của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các cá nhân, tổ chức khác, góp phần đưa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đến gần hơn với các chuẩn mực, tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, trong đó có CPTPP.