Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 10 / 02 / 2020 -
Chính thức bỏ ghi hình thức đào tạo ở bằng đại học

Ngày 30/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2020.
Theo Thông tư, có 10 nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bao gồm:
Tiêu ngữ
Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương).
Ngành đào tạo.
Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng.
Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.
Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.
Hạng tốt nghiệp (nếu có).
Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.
Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định;
Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.
Ngoài các nội dung chính phải có trên văn bằng đại học như liệt kê, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, điểm đáng chú ý là trên văn bằng giáo dục đại học không còn thể hiện nội dung về hình thức đào tạo: “Chính quy”, “Vừa làm vừa học”, “Đào tạo từ xa” như được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành Kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT. Theo Điều 3 của Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT thì hình thức đào tạo là một trong các nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng. Ngoài ra, quy định việc ghi tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ cho thấy bằng tốt nghiệp đại học sẽ được gọi chung là bằng cử nhân, không còn ghi theo ngành học như hiện nay (bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, bằng bác sĩ…).
Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2020 và thay thế cho các Thông tư 23/2009/TT-BGDĐT về mẫu bằng thạc sĩ, Thông tư 24/2009/TT-BGDĐT về mẫu bằng tiến sĩ; Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT về mẫu bằng tốt nghiệp đại học; Thông tư 20/2011/TT-BGDĐT về mẫu bằng tiến sĩ danh dự. Việc quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học của Thông tư đã bảo đảm sự thống nhất với Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 về việc không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo.