Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 07 / 09 / 2021 -
Chính sách mới dành cho lao động nữ mang thai đôi nhưng có con bị chết hoặc chết lưu

Từ ngày 1/9/2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH việc sửa đổi một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực (“Thông tư 06”).

Theo đó, Thông tư 06 đã thay đổi chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai đôi nhưng do điều kiện không thuận lợi mà con bị chết hoặc chết lưu. Việc thay đổi này là cần thiết nhằm tạo điều kiện và giúp đỡ tốt hơn cho lao động nữ trong quá trình phục hồi sức khỏe và tinh thần. Cụ thể tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 06 đã sửa đổi khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 10 Thông tư 59 như sau:

Trong đó:

1. Thời gian hưởng chế độ thai sản (Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Chế độ thai sản (Từ Điều 32 đến Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014): Là 1 chế định gồm nhiều nội dung bao gồm: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con; Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; Mức hưởng chế độ thai sản và các chế độ thai sản khác. Chế độ thai sản khác như: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai; Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai; Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

3. Trợ cấp thai sản sau khi sinh con (Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Được xác định dựa trên Mức hưởng chế độ thai sản (x) Thời gian hưởng chế độ thai sản. Trong đó, Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Thông tư 06 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!