Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 03 / 05 / 2024 -
BỔ SUNG CHẾ TÀI XỬ PHẠT HÀNH VI SỬ DỤNG KÍCH ĐIỆN, HÓA CHẤT CẤM ĐỂ ĐÁNH BẮT THỦY HẢI SẢN

So với quy định cũ, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP bổ sung thêm chế tài và quy định cụ thể hơn về mức xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đánh bắt, khai thác thủy hải sản. 

Ngày 05/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ. So với văn bản cũ, Nghị định 38 đã bổ sung, đồng thời quy định cụ thể, chi tiết hơn về các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản, đặc biệt đối với hành vi sử dụng điện hoặc hóa chất, chất cấm trong việc đánh bắt. 

Cụ thể, khoản 2, Điều 28 Nghị định 38 quy định đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản, người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

Ngoài ra, đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, mức xử phạt áp dụng là phạt tiền 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

So với quy định cũ, Nghị định 38 đã bổ sung mức xử phạt đối với trường hợp tàu cá có chiều dài dưới 06 mét sử dụng dòng điện từ máy phát điện để khai thác thủy sản. Quy định mới này giúp hoàn thiện khung chế tài, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng có thể quản lý, xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm. 

Tương tự, Điều 29 Nghị định này cũng bóc tách, quy định chi tiết hơn về chế tài đối với hành vi tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản. Theo đó, Đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá, tùy thuộc kích thước tàu cá, mức phạt tiền có thể áp dụng sẽ dao động ở mức thấp nhất từ 3.000.000-5.000.000 đồng (Chiều dài tàu dưới 06 mét) tới mức cao nhất là 15.000.000-20.000.000 đồng (Chiều dài tàu từ 24 mét trở lên). 

Đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần, mức phạt tiền cũng sẽ dao động ở mức thấp nhất từ 5.000.000-10.000.000 đồng (Chiều dài tàu dưới 06 mét) tới mức cao nhất là 20.000.000-25.000.000 đồng (Chiều dài tàu từ 24 mét trở lên). 

So với Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Nghị định 38 vừa quy định cụ thể, chi tiết các mức xử phạt đối với từng loại tàu cá vi phạm, vừa nâng mức xử phạt đối với hành vi tàng trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố trên tàu cá. Quy định này được kỳ vọng sẽ tăng tính răn đe, giảm thiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản. 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!