Banks raise deposit interest rates
In need of raising medium and long term capital, which serves business activities at the end of the year and reduction in the ratio ...
Franchise explosion in Vietnam
Franchise has facilitated many foreign brands to break into Vietnam. In addition to franchise industry for food, beverage or education, franchising in goods retail industry...
6 leading economic sectors in Central region
There are 6 coastal and marine economic sectors mainly developed in the Central region, which creating positives results ...
91.9% companies are optimistic about production activities in the last 6 months this year
FDI companies sector is witnessed a positive production volume, 91.1% of which are expected to increase or remain their volume ...
CPTPP makes shift of Vietnam from deficit to surplus
Most signed free trade agreements (FTA) have reflected that Vietnam always run deficit trend ...
- 04 / 05 / 2018 -
Pháp luật về tố tụng dân sự
Toàn bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015 
Ngày 24/11/2015, Bộ luật dân sự 2015 được thông qua với 86.84% tổng số phiếu tán thành, trong đó gồm 6 phần, 27 chương và 689 Điều.

Cụ thể, nội dung từng phần của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Phần thứ nhất: Quy định chung

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

Chương III: Cá nhân

Chương IV: Pháp nhân

Chương V: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong quan hệ dân sự

Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự.

Chương VII: Tài sản

Chương VIII: Giao dịch dân sự

Chương IX: Đại diện

Chương X: Thời hạn và thời hiệu

Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Chương XI: Quy định chung

Chương XII: Chiếm hữu

Chương XIII: Quyền sở hữu

Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản

Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng

Chương XV: Quy định chung

Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng

Chương XVII: Hứa thưởng và thi có giải

Chương XVIII: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Phần thứ tư: Thừa kế

Chương XXI: Quy định chung

Chương XXII: Thừa kế theo di chúc

Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật

Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản

Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàiĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neoĐiểm neo

Chương XXV: Quy định chung

Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân

Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Bộ luật dân sự 2015 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật dân sự 2005.

Sau đây, mình xin tổng hợp các điểm mới Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005.

P/S: Không như những bài viết trước, mỗi một phần mình đều có post riêng, bài viết này sẽ được đính kèm file word sau khi hoàn thành xong. Các bạn Dân Luật đón theo dõi nhé.

Lưu ý: Trong bài viết Toàn bộ điểm mới này, mình có sử dụng một số từ ngữ viết tắt, sau đây là chú thích cho các bạn trước khi xem bài viết:

– CHXHCNVN: Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

– BLDS: Bộ luật dân sự.

– NLPL: Năng lực pháp luật.

– NLHVDS: Năng lực hành vi dân sự

– VPĐD: Văn phòng đại diện.

– QHDS: Quan hệ dân sự.

– GDDS: Giao dịch dân sự.

– BĐS: Bất động sản.

– HĐDS: Hợp đồng dân sự.

– BTTH: Bồi thường thiệt hại.

———————————————————————————————————————————————————–

PHẦN THỨ NHẤT: QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I: Những quy định chung

1. BLDS chỉ điều chỉnh cá nhân, pháp nhân

Cụ thể, BLDS 2015 không điều chỉnh về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của chủ thể khác ngoài cá nhân, pháp nhân.

Các quan hệ dân sự này được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

(Căn cứ Điều 1 Bộ luật dân sự 2015)

2. Khẳng định quyền dân sự phải được tôn trọng, bảo vệ

Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng như trước đây, Bộ luật dân sự 2015 nhấn mạnh khẳng định:

“Ở nước CHXHCNVN, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Đồng thời, quy định rõ trường hợp hạn chế quyền dân sự:

“Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

(Căn cứ Điều 2 Bộ luật dân sự 2015)

3. Tích hợp các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thành 1 điều

Cụ thể, cụm từ “các bên” thành “cá nhân, pháp nhân”. Đồng thời, nêu ngắn gọn, súc tích những nguyên tắc này:

– Nguyên tắc bình đẳng:

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

(Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…)

– Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận:

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

(Trước đây, mọi cam kết, thỏa thuận này có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên. Nguyên tắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại BLDS 2005)

– Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

– Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp  pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

– Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Bãi bỏ quy định “Nếu không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định pháp luật”.

Đồng thời, 02 nguyên tắc sau đây được chuyển thành chính sách Nhà nước đối với quan hệ dân sự:

– Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

– Nguyên tắc hòa giải

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật được khuyến khích.

(Căn cứ Điều 3 và Điều 7 Bộ luật dân sự 2015)

4. Quy định lại việc áp dụng Bộ luật dân sự

– Khẳng định vị trí, vai trò của BLDS 2015 trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam:

Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

– Hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh:

Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định của BLDS 2015 được áp dụng.

– Việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cùng một vấn đề mà có sự khác nhau giữa BLDS 2015 và điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN là thành viên không thay đổi so với trước.

(Căn cứ Điều 4 Bộ luật dân sự 2015)

5. Quy định cụ thể tập quán là gì

– Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tập quán là gì?

Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

– Hướng dẫn áp dụng tập quán:

Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

(Căn cứ Điều 5 Bộ luật dân sự 2015)

6. Tách riêng việc áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật

Việc tách riêng áp dụng tương tự pháp luật khẳng định vị trí, vai trò của án lệ – một trong những nguồn luật mới được thừa nhận trong thời gian gần đây.

Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật đã nêu trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

(Căn cứ Điều 6 Bộ luật dân sự 2015)

Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

7. Căn cứ xác lập quyền dân sựĐiểm neo

Quy định lại căn cứ xác lập quyền dân sự, trong đó, có một số căn cứ được sửa đổi, bổ sung.

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau:

– Hợp đồng.

– Hành vi pháp lý đơn phương.

– Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.

– Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

– Chiếm hữu tài sản.

– Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

– Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

– Thực hiện công việc không có uỷ quyền.

– Căn cứ khác do pháp luật quy định.

(Căn cứ Điều 8 Bộ luật dân sự 2015)

8. Thực hiện quyền dân sựĐiểm neoĐiểm neo

– Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

– Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.

(Căn cứ Điều 9 và Điều 10 Bộ luật dân sự 2015)

9. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự

Trước đây, nội dung của phương thức bảo vệ quyền dân sự này được quy định trong nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, nay được tách ra thành phương thức bảo vệ quyền dân sự.

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của BLDS 2015, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

– Buộc thực hiện nghĩa vụ.

– Buộc bồi thường thiệt hại.

– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

– Yêu cầu khác theo quy định của luật.

(Căn cứ Điều 11 Bộ luật dân sự 2015)

Các nội dung quy định từ mục 10 đến mục 13 là nội dung hoàn toàn mới tại Bộ luật dân sự 2015.

10. Tự bảo vệ quyền dân sự

Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

(Căn cứ Điều 12 Bộ luật dân sự 2015)

ợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

(Căn cứ Điều 26 Bộ luật dân s

​ợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

(Căn cứ Điều 26 Bộ luật dân sự 2015)