Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 08 / 08 / 2024 -
XÁC ĐỊNH BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN FLC NHƯ THẾ NÀO?
Quá trình diễn ra phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) cùng đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một trong những vấn đề trở thành trọng tâm tranh luận giữa các Luật sư và đại diện Viện kiểm sát là việc xác định bị hại trong Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra sao.Trong khi đại diện Viện kiểm sát xác định vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổng cộng 30.403 bị hại là các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros thì Luật sư bào chữa của ông Trịnh Văn Quyết cho rằng Vụ án chỉ có 133 bị hại, còn hơn 30.000 người còn lại có những người đã mua, bán lại cổ phiếu ROS và có lãi nên không được xác định là bị hại.

Vậy theo quy định của pháp luật, cần xác định bị hại trong vụ án này như thế nào?

Trả lời:

Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khái niệm bị hại như sau: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Như vậy, một cá nhân được coi là bị hại trong vụ án hình sự nếu có cơ sở cho thấy người đó trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra.

Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ông Quyết bị cáo buộc đã nâng khống vốn của Công ty FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng, trong đó chỉ có hơn 1.100 tỷ đồng vốn thật, còn lại là vốn ảo. Điều này khiến các nhà đầu tư tin tưởng và mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS với tổng giá trị hơn 3.620 tỷ đồng.

Ngay tại thời điểm các giao dịch mua bán cổ phiếu được hoàn tất, hành vi phạm tội của ông Quyết đã được hoàn thành, đồng nghĩa với việc tất cả những nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS tại thời điểm đó đều cần được coi là bị hại trong vụ án. Thiệt hại trong Vụ án nằm ở con số 3.620 tỷ đồng mà các nhà đầu tư đã trực tiếp bị thiệt hại sau khi chi tiền để mua cổ phiếu ROS, xuất phát từ hành vi gian dối nhằm tạo niềm tin của ông Trịnh Văn Quyết.

Đối với việc một số nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS và vẫn bán có lãi, cần tách bạch rõ ràng giữa 2 giao dịch trong Vụ án, đó là: Giao dịch mua bán cổ phiếu giữa ông Trịnh Văn Quyết với các nhà đầu tư và Giao dịch mua bán lại giữa các nhà đầu tư đầu tiên với nhóm các nhà đầu tư tiếp theo. Đây là 2 loại giao dịch có tính chất độc lập, riêng biệt, không liên quan tới nhau. Việc các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS rồi sau đó bán lại để thu lợi là những sự kiện nằm ngoài ý chí chủ quan và mong muốn của ông Trịnh Văn Quyết, không thể cho rằng vì họ “không bị thiệt hại” nên không thể coi là bị hại trong Vụ án.

Như vậy, hành vi gian dối của ông Quyết nằm ở việc nâng khống vốn, tạo ra “vốn ảo” nhưng khiến nhiều nhà đầu tư tưởng là “vốn thật”, tin tưởng và quyết định đầu tư vào cổ phiếu ROS của FLC Faros. Số tiền thiệt hại trong vụ án chính là số tiền hơn 3.620 tỷ đồng mà các Nhà đầu tư đã chi ra để mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS của Công ty FLC Faros.