Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 31 / 12 / 2019 -
Tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông

Ngày 29 tháng 8 năm 2019, Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư Số 31/2019/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.
Theo quy định nêu trên, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới (trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này) tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên 60 (km/h);
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới 50 (km/h).
Giải thích khái niệm xe cơ giới, theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: “Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Theo Điều 8 Thông tư Số 31/2019/TT-BGTVT: “Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số: 06/2016/TT-BGTVT: “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”
“3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này”.
“3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3”.
Như vậy, theo khái niệm trên, xe máy và xe gắn máy là hai khái niệm khác nhau, theo đó, hiện nay có một số thông tin người dân lo lắng về việc xe mô tô hai bánh chỉ được chạy tối đa không quá 40km/h là không chính xác.