Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Tiêu chí hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được hiện thực hoá trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chúng ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy, hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những tiêu chí riêng sau đây:

1. Hướng tới sự bình đẳng, công bằng xã hội

Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ chú trọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý mà còn đặc biệt chú trọng đến sự bình đẳng xã hội, công bằng xã hội. Trong một Nhà nước theo chế độ pháp trị, pháp luật mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền bao gồm một tập hợp các quy định mà nếu thiếu chúng thì không thể có sự cùng tồn tại trong hoà bình và tự do. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì giá trị của pháp luật phải bổ sung thêm yếu tố là bình đẳng xã hội, công bằng xã hội. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ bảo đảm cá nhân, tổ chức cùng tồn tại trong sự hoà hợp và tự do mà cả trong sự bình đẳng, công bằng xã hội, chống lại mọi sự phân biệt giàu nghèo, sự thống trị của chủ nghĩa tự do cực đoan.

2. Hệ thống pháp luật phải thể hiện được ý trí của toàn dân

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiện được ý chí của nhân dân mà người đại diện là tổ chức chính trị được nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã trở thành nguyên tắc hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta. Do đó, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải là sự thể chế hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy, những thành tựu của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong hơn 20 năm qua gắn chặt với quá trình hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Chính những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, đã làm cơ sở cho sự hình thành những quan điểm và định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống pháp luật của đất nước. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW, trong đó đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”. Trong số những nguyên nhân chính của những yếu kém nêu trên Nghị quyết nhấn mạnh đến sự thiếu vắng tầm nhìn chiến lược. Vì vậy, Nghị quyết số 48-NQ/TW đã xác định nhiều quan điểm, định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, với sáu định hướng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao; hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao (nhóm giải pháp xây dựng pháp luật và nhóm giải pháp thực hiện pháp luật). Từ đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều thuận lợi và thực sự đã mang tính định hướng chiến lược sâu sắc. Những nghiên cứu, đánh giá ban đầu ba năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW cho thấy giá trị to lớn của văn bản quan trọng này đối với hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn mà Nghị quyết số 48-NQ/TW mang lại thể hiện rất rõ nét trong lĩnh vực xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế./.