Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 13 / 01 / 2020 -
Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công.

Ngày 01/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
Theo đó, Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ban hành, Chính phủ đã bổ sung nhiều quy định quan trọng đối với dự án đầu tư công. Trong đó có những quy định về tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công. Cụ thể bao gồm các tiêu chí sau:
Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt;
Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt;
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR);
Các tác động kinh tế – xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên);
Các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Ngoài ra, đối với việc đánh giá hiệu quả đầu tư công Nghị định đã bổ sung quy định về phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công như sau:
Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp)
Hoặc phương pháp phân tích chi phí – lợi ích;
Nghị định số 01/2020/NĐ-CP được ban hành đã giải quyết được những bất cập trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công, trong khi đó Nghị định số 84/2015/NĐ-CP đã vướng phải nhiều khó khăn khi thực hiện. Qua đó, giúp cho việc đánh giá và thực hiện dự án đầu tư công được hiệu quả hơn, góp phần tránh lãng phí, tránh thất thoát chi phí của nhà nước.