Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 13 / 11 / 2024 -
Tiền thu được từ công sức lao động của phạm nhân được sử dụng ra sao?

Theo Nghị định số 118/2024/NĐ-CP, kết quả lao động của phạm nhân sẽ được trích ra để phục vụ các công việc khác nhau, trong đó 45% được chi để đầu tư trở lại cho trại tạm giam nhằm phục vụ tổ chức lao động, dạy nghề, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất. 

Nghị định số 118/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi hành án hình sự sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11. Trong đó, việc sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ra sao là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. 

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ đi các chi phí hợp lý. Việc sử dụng số tiền trên sẽ được quy định như sau: 

Thứ nhất, trích 45% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam, trong đó 35% được trích để tạo nguồn vốn chung đầu tư trở lại cho trại giam, phục vụ giáo dục, lao động nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ và xây dựng cơ sở vật chất, 10% còn lại được trích để đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề phạm nhân; 

Thứ hai, trích 27% bổ sung Quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam, trong đó 16% được trích để thực hiện các hoạt động như hỗ trợ phạm nhân tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; hỗ trợ phạm nhân khi bị bệnh, phải điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh; hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ trại giam có hoàn cảnh khó khăn, khi bị bệnh, gặp tai nạn…, 9% được trích bổ sung Quỹ khen thưởng của trại giam để thưởng những phạm nhân có thành tích xuất sắc, thưởng cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong quản lý tổ chức lao động, giáo dục dạy nghề và 2% được trích nộp về Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Điều tra hành sự Bộ Quốc phòng làm quỹ hỗ trợ các hoạt động quản lý, tổng kết, sơ kết, tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thao, hội diễn và hợp tác quốc tế. 

Thứ ba, trích 14% bổ sung mức ăn cho phạm nhân; 

Thứ tư, trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân tham gia lao động; 

Thứ năm, trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để tư vấn, hỗ trợ phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù.

Thứ sáu, trích 2% chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động. 

So với quy định cũ tại Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, mức chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam và chi trả một phần công cho phạm nhân lao động lần lượt bị cắt giảm từ 50% xuống 45% và từ 12% xuống 10%. Tuy nhiên, mức chi bổ sung Quỹ phúc lợi, khen thưởng được điều chỉnh tăng từ 22% lên 27%. Ngoài ra, quy định mới cũng bổ sung mức chi tương ứng 2% để hỗ trợ phạm nhân bị tai nạn lao động. 

Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!