Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

Theo đó, Thông tư số 50/2017/TT-BYT có các nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức lưu phim chẩn đoán hình ảnh bằng bản điện từ hoặc phim chụp; Thông tin chụp phim chẩn đoán hình ảnh của người bệnh nội trú phải được thể hiện trong Hồ sơ bệnh án và sổ Chẩn đoán hình ảnh; Trường hợp chuyển tuyến, cần chuyển các phim chẩn đoán hình ảnh kèm theo các giấy, phiế chuyển viện; Trường hợp người được chụp phim thuộc đối tượng khám ngoại trú thì trả phim đã chụp kèm theo bản trả lời kết quả tương ứng với phim đã chụp.

Thứ hai, các phẫu thuật phải sử dụng phiếu và vẽ lược đồ; các thủ thuật sử dụng phương pháp vô cảm toàn thân phải được thực hiện trong phòng mổ hoặc thủ thuật can thiệp đường mạch máu, đường thở phải sử dụng phiếu thủ thuật và vẽ lược đồ thủ thuật; các thủ thuật khác phải ghi chỉ định và nội dung thực hiện dịch vụ vào hồ sơ bệnh án có chữ ký xác nhận của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.

Thứ ba, sửa đổi phần khái niệm, định nghĩa của chỉ tiêu số 20 về số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú “là một ngày trong đó, người bệnh được làm bệnh án nội trú, được hưởng ít nhất một trong các chế độ: theo dõi, chẩn đoán, điều trị hoặc chăm sóc”.

Thứ tư, sửa đổi tên thuốc theo Danh mục thuốc tân dược, bổ sung Danh mục thuốc đông y tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT, thông tư 05/2015/TT-BYT.

Thứ năm, phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề theo các nhóm chuyên khoa. Người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc chuyên khoa nào thì được phép thực hiện các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật của chuyên khoa đó.

Thứ sáu, đối với dịch vụ kỹ thuật y tế mà điều kiện thanh toán có quy định người thực hiện phải có Chứng chỉ đào tạo nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận đào tạo thay cho Chứng chỉ đào tạo thì Giấy chứng nhận đào tạo được tiếp tục sử dụng theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.

Thứ bảy, sửa đổi Danh mục dịch vụ kỹ thuật có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán được chi tiết tại Thông tư này.

Thứ tám, sửa đổi, bổ sung Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật đặt stent động mạch vành phải sử dụng nhiều hơn một stent phủ thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế thì được hướng dẫn thanh toán và được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán thêm ½ chi phí đối với stent thứ hai theo giá mua vào của cơ sở khám chữa bệnh nhưng không cao hơn 18.000.000 đồng.

Thứ chín, sửa đổi quy định về dướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc người nhà ký nhận vào Phiếu công khai dịch vụ khám, chữa bệnh nội trú hàng ngày.

Thông tư số 50/2017/TT-BYT đã hướng dẫn chi tiết liên quan đến việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời lưu ý đến sự hỗ trợ liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh có tham gia Bảo hiểm y tế.