Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 21 / 04 / 2018 -
Siết chặt tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Ngày 12/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.

Theo đó, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP quy định một số tiêu chí công nhận như sau:

  1. Tiêu chí công nhận ngành nghề truyền thống:

– Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

– Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;

– Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề

  1. Tiêu chí công nhận làng nghề:

– Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc tham gia tất cả các hoạt động ngành nghề nông thôn;

– Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

– Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể thấy, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP đã đưa ra những tiêu chí khắt khe hơn về điều kiện công nhận làng nghề truyền thống cũng như ngành nghề truyền thống so với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước đây. Những quy định này được đánh giá là phù hợp với thực tế, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của các làng nghề truyền thống, giúp các cơ quan địa phương tránh được sự tùy tiện, lạm dụng trong việc công nhận các danh hiệu này.