Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 13 / 05 / 2022 -
Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 và các giải pháp được của Chính phủ

Ngày 06/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 64/NQ-CP năm 2022 có liên quan đến một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 (“Nghị quyết 64/NQ-CP”).

Sau đây, hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về các giải pháp cụ thể của Chính phủ tại Nghị quyết 64/NQ-CP.
a) Cho phép các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời để bảo đảm tính đồng bộ; quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có nội dung chưa phù hợp thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn, bảo đảm thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
b) Cho phép điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt trong năm 2022 đối với các quy hoạch cấp quốc gia mang tính cấp thiết, tạo thuận lợi cho việc điều hành, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cơ bản hoàn thành các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia trong năm 2023.
c) Cho phép các quy hoạch nêu tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030.
d) Cho phép Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà chưa lựa chọn được nhà thầu. Việc chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp không áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc áp dụng mà không lựa chọn được nhà thầu thì người có thẩm quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu khác để lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
đ) Cho phép sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành mà chưa được bố trí vốn và các quy hoạch được điều chỉnh tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này. Được phép huy động và sử dụng các nguồn vốn xã hội hóa, bảo đảm tuân thủ quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch của Luật Quy hoạch.
e) Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia xác định định hướng phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội; định hướng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời. Chưa thực hiện điểm n khoản 2 Điều 22 Luật Quy hoạch về Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Việc điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 trong trường hợp quy hoạch thấp hơn được phê duyệt trước nhưng có nội dung chưa phù hợp với quy hoạch cao hơn được thực hiện theo hướng không phải lập nhiệm vụ lập quy hoạch và giảm bớt một số thủ tục về điều chỉnh quy hoạch.
h) Giao Chính phủ nghiên cứu các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đảm bảo độc lập, trên cơ sở tăng cường trách nhiệm cho các cấp, rút gọn thủ tục hành chính, không gây phiền hà và phát sinh chi phí, phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
i) Giao Chính phủ đánh giá tác động việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch; nghiên cứu khôi phục lại các quy hoạch sản phẩm cần thiết, mang tính chiến lược, đảm bảo không trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Nghị quyết 64/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày 06/5/2022.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!