Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 31 / 12 / 2019 -
Quy định về chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Ngày 16/9/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo, thi và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
Thông tư 65/2019/TT-BTC nêu rõ, các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại thông tư này bao gồm:
1. Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm;
2. Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm;
3. Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm;
4. Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Bộ Tài chính quy định, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Thông tư này. Hình thức thi là thi tập trung.
Theo Thông tư, việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm đăng ký cho các thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo. Các thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp với trung tâm.
Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được ra dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi đề thi gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn. Số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chung chiếm 40%, số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chuyên môn chiếm 60% tổng số lượng câu hỏi mỗi đề thi.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi, kết quả thi sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ có trách nhiệm ban hành quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại thông tư này; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng là cơ quan công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp và thông báo công khai danh sách người có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định 05 trường hợp thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:
– Cá nhân được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức;
– Cá nhân được cấp chứng chỉ đã giả mạo, gian lận về thông tin kê khai;
– Người được cấp chứng chỉ nhờ người khác thi hộ;
– Kết quả phúc tra bài thi của thí sinh không đủ điểm đỗ;
– Người được cấp chứng chỉ cho người khác sử dụng chứng chỉ.
Người bị thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm trong các trường hợp nói trên (trừ trường hợp thu hồi do kết quả phúc tra bài thi) không được dự thi các kỳ thi về phụ trợ bảo hiểm trong vòng 12 tháng kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ.
Sự ra đời của Thông tư số 65/2019/TT-BTC là vô cùng cần thiết trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, đa dạng; tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.