Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 12 / 2018 -
Quy định mới về thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

Ngày 16/10/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06/12/2018.
Theo đó, Thông tư số 36/2018/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực; Phát điện; Truyền tải điện; Phân phối điện; Bán buôn điện; Bán lẻ điện.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định các trường hợp được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, bao gồm: (i) Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; (ii) Phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; (iii) Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; (iv) Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Ngoài ra, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực cũng được quy định cụ thể như sau:
– 05 năm đối với lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực;
– Đối với lĩnh vực phát điện:
+ 20 năm đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ 10 năm đối với nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– 20 năm đối với lĩnh vực truyền tải điện;
– 10 năm đối với lĩnh vực phân phối điện và bán buôn điện, bán lẻ điện.
Trường hợp gia hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn thì sẽ được cấp giấy phép theo thời hạn đề nghị; căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có thể cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định.
Có thể thấy, việc quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực và thời hạn của giấy phép hoạt động sẽ góp phần cải thiện các vấn đề bất cập về tính rõ ràng của quy trình xin cấp giấy phép, đồng thời có căn cứ trong hoạt động quản lý đối với thời gian hoạt động của các tổ chức khi kinh doanh trong lĩnh vực điện lực.