Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 01 / 04 / 2018 -
Quy định mới về thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài

Ngày 29/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 24/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện của Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động Ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26/02/2018.

Theo đó, việc thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  1. Phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể và thu hồi Giấy phép;

  2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

  3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng;

  4. Trong quá trình thanh lý tài sản, nếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, ngân hàng mẹ có nghĩa vụ thực hiện cam kết.

Ngoài ra, Thông tư 24/2017/TT-NHNN cũng quy định rõ các hành vi bị cấm trong quá trình thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:

  1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;

  2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

  3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

  4. Tặng, cho, cầm cố, thế chấp và cho thuê tài sản;

  5. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện chấm dứt hoạt động;

  6. Chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, thứ tự phân chia tài sản khi thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng nước ngoài cũng được quy định cụ thể:

  1. Các khoản vay đặc biệt theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);

  2. Các khoản lệ phí, chi phí thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật;

  3. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

  4. Các khoản chi trả cho người gửi tiền;

  5. Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

  6. Các khoản nợ khác.

Có thể thấy, Thông tư số 24/2017/TT-NHNN đã quy định rõ ràng và chi tiết hơn về hoạt động thu hồi Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài. Qua đó, đảm bảo tính minh bạch, chính xác và nhanh chóng, đồng thời góp phần tăng cường sự quản lý Nhà nước trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài.